• Loading...
 
Chia sẻ
Thêm một lần Tổ quốc được sinh ra...
Ngày xuất bản: 06/03/2017 3:51:00 CH
Lượt xem: 1515

Nhà báo, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến đã từng viết:Biển tổ quốc đang cần người giữ biển/Máu ngư dân trên sóng lại chan hòa/Máu của họ ngân bài ca giữ nước/Để một lần Tổ quốc được sinh ra...

 

Vâng! Việt Nam máu và hoa với hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước đã trải qua biết bao thăng trầm biến thiên của lịch sử. Người dân Việt đã bao lần phải đứng lên đấu tranh bảo vệ tổ quốc, để giữ vẹn toàn chủ quyền lãnh thổ. Biển Việt Nam chưa một lần ngơi dậy sóng đấu tranh. Mỗi thời đại lại có một cách khác nhau để bảo vệ quê hương đất nước. Nếu như thế hệ cha anh yêu nước bằng cách cầm súng, “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”, thì thế hệ trẻ của ngày hôm nay, cũng có những cách thể hiện tình yêu quê hương đất nước của riêng mình. Mỗi cống hiến nhỏ của họ, đang từng ngày từng giờ góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên chính trường quốc tế, đưa Việt Nam ngày càng lớn mạnh. Chủ quyền biển đảo quê hương là một đề tài nóng trên các diễn đàn trong suốt thời gian qua, và có lẽ đó cũng là một cơ hội để cho các bạn trẻ thể hiện sự quan tâm và thể hiện tình yêu của bản thân mình đối với chủ quyền biển đảo quê hương, đất nước.

Bạn có yêu nước không? Bạn có hạnh phúc khi được nhìn ngắm những biển đảo xinh đẹp của Việt Nam hay không? Tôi nghĩ, dù không thốt ra bằng lời, nhưng tình yêu quê hương, đất nước của mỗi người dân Việt Nam ta luôn cháy bỏng. Thế nên, đứng trước vận mệnh đất nước có những biến nguy, ít ai lại làm ngơ cho được. Nếu ta từng tự hào, vui sướng khi vịnh Hạ Long được tôn vinh là 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên của thế giới, nếu ta từng hạnh phúc khi biết được những bãi biển của Việt Nam như Nha Trang, Đà Nẵng,… được lọt vào top những bãi biển đẹp nhất thế giới,… thì chắc chắn ta sẽ không thể không lo lắng khi tiếp nhận được những luồng thông tin xấu về chủ quyền biển đảo đất nước ta.

Việt Nam ta có biết bao đảo, quần đảo xinh đẹp với muôn ngàn tài nguyên quý giá. Đây Trường xa, kia Hoàng xa và còn muôn ngàn những hòn đảo xinh đẹp khác như: Cát Bà, Cô Tô, Cồn Cỏ, Phú Quý, Phú Quốc,.. Nếu một ngaynhững hòn đảo xinh đẹp này “nổi sóng”, bạn sẽ nghĩ gì?

Quê tôi, một làng quê nghèo ven biển miền Trung quanh năm chịu nhiều thiên tai bão gió. Người dân quê tôi cả đời lam lũ, lênh đênh trên những chiếc thuyền con, vật lộn với biển khơi, kiếm miếng cơm, manh áo. Cha tôi, mẹ tôi khuôn mặt xạm đen vì gió biển. Bước đến làng tôi, mùi cá biển mặn mòi, mùi tanh nồng của nước mắm, gió biển phần phật đến rát mặt những buổi chiều giông,… Lam lũ, vất vả là vậy đấy! Nhưng nhờ có biển, cha mẹ tôi mới có thể nuôi tôi trưởng thành đến ngày hôm nay. Tôi yêu làng tôi, quê tôi, yêu những con người hồn hậu nơi đây, yêu cả cái mùi tanh, mặn đặc trưng của làng biển nơi tôi sinh sống. Càng yêu quê mình, tôi lại càng thấm rõ giá trị của biển đối với không chỉ quê hương tôi mà là của cả đất nước Việt Nam. Càng yêu, tôi lại càng thấy xót xa, khi dõi theo tình hình biển Đông trong suốt thời gian vừa qua.

Qua những thông tin hàng ngày chúng ta vẫn cập nhật trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng: Biển Đông giờ đây không chỉ là vấn đề của riêng mình Việt Nam mà là vấn đề nóng của toàn khu vực nói riêng và toàn thế giới nói chung. Biển Đông mang một trữ lượng tài nguyên dầu mỏ và khí đốt vô cùng phong phú, thế nên đó là nỗi thèm khát của bất cứ quốc gia nào, và cũng chính vì thế biển Đông luôn nằm trong tầm ngắm để các nước lớn “tranh hùng”. Từ giữa năm 2009, Trung Quốc liên tục có những hành động gây hấn trên biển Đông với nước ta và một số nước khác trong khu vực. Những hành động của Trung Quốc càng lúc càng khiến cho tình hình biển Đông thêm căng thẳng. Mặc dù thời gian gần đây, cả Mỹ, cả Ấn Độ cũng đang có những động thái can thiệp vào tình hình biển Đông, nhưng dường như những động thái này không những chưa hóa giải được những khúc mắc đã xảy ra mà còn khiến cho tình hình biển đảo nước ta nói riêng và của toàn khu vực nói chung có những diễn biến khó lường hơn.

Việt Nam đã trải qua hơn 4000 năm thăng trầm dựng nước và giữ nước, Việt Nam máu và hoa không dễ dàng gục ngã trước kẻ thù xâm lược. Không cứ cầm súng như thế hệ cha anh mới là yêu nước, không cứ hô hào rằng “tôi yêu Việt Nam” mới là yêu nước, … chúng ta có thể có nhiều hành động khác nhau để bảo vệ chủ quyền biển đảo nói riêng cũng như bảo vệ đất nước Việt nói chung.

Tôi biết, những hành động của tôi là rất nhỏ, nhưng dù nhỏ, tôi vẫn luôn hi vọng rằng, những hành động thiết thực của mình, chung tay cùng nhiều bạn trẻ khác sẽ là những hạt cát góp thành một sa mạc, sẽ là những giọt nước, góp thành một đại dương. Bởi giữ đảo là giữ nước,yêu đảo là yêu nước.

Một hành động nhỏ cũng là góp sức đấu tranh giữ vững chủ quyền quê hương. Tôi yêu Hòn Nẹ, Hòn Mê của Thanh Hóa quê tôi, tôi yêu Phú Quốc của Kiên Giang quê bạn, tôi tự hào về Cồn Cỏ, Cát Bà, Cô Tô,.. của đất nước chúng ta… Xin một lần nữa, được trích hai khổ thơ trong bài thơ Tổ quốc ở Trường Sa của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến để làm lời kết:

Việt Nam ơi trong bão táp mưa xa

Người thắp mãi một niềm tin bền bỉ

Những giếng dầu trụ vững giữa khơi xa

Dầu là máu thắp trên thềm lục địa

Sớm mai này nắng ấm ở Trường Sa

Tiếng gà gáy bình yên trên ngực đảo

Tiếng trẻ nhỏ đến trường nơi sóng bão

Thêm một lần Tổ quốc được sinh ra…

Theo TNV

Tin khác

  • Hiệu quả công tác tuyên truyền "Chiến lược biển Việt Nam"
  • Yên Bái: Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” tỉnh Yên Bái.
  • Tài liệu tuyên truyền về Biển Đảo Việt Nam
  • Câu hỏi 8: Việc Trung Quốc tiếp tục hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương – 981 vào sâu trong vùng biển của Việt Nam sẽ tác động như thế nào đến quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt là quan hệ chính trị, kinh tế, thương mại?
  • Câu hỏi 7: Việt Nam có quyết định khởi kiện Trung Quốc không? Nếu có thì khi nào và theo cơ chế nào?
  • Câu hỏi 6: Trung Quốc cho rằng Chính phủ Việt Nam đã dung túng để người dân kỳ thị, chống Trung Quốc, rằng tình hình hiện nay giống như việc “bài Hoa” năm 1978?
  • Câu hỏi 5: Đề nghị cho biết chủ trương, giải pháp của Đảng, Nhà nước ta trong việc đấu tranh với Trung Quốc trong thời gian tới.
  • Câu hỏi 4: Đề nghị cho biết phản ứng của các nước đối với hành vi hạ đặt giàn khoan Hải Dương – 981 của Trung Quốc và trước những diễn biến căng thẳng ở Biển Đông hiện nay?
  • Câu hỏi 3: Đề nghị cho biết các biện pháp đấu tranh của ta và quan điểm, thái độ của Trung Quốc.
  • Câu hỏi 2: Xin cho biết ý đồ, mục đích của Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương – 981 vào thời điểm hiện nay? Việt Nam có bị động trước những ý đồ đó của Trung Quốc?
  • 1-10 of 28<  1  2  3  >