Trả lời:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (tháng 4-2006) đã xác định mục tiêu, quan điểm, giải pháp xây dựng hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng thông qua, nêu rõ hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng, cụ thể là:
a) Mục tiêu và quan điểm
- Mục tiêu: Dân chủ là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu vèa là động lực của sự phát triển. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân là mục tiêu chủ yếu của toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị của nước ta, nhằm xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.
- Quan điểm xây dựng hệ thống chính trị gồm:
Một là, kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị.
Xét trên tổng thể, Đảng ta bắt đầu công cuộc đổi mới từ đổi mới về tư duy chính trị thể hiện trong việc hoạch định đường lối và các chính sách đối nội, đối ngoại. Không có sự đổi mới đó thì không có mọi sự đổi mới khác. Trong những năm đầu, Đảng tập trung trước hết vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới kinh tế, khắc phục khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo điều kiện để giữ vững ổn định chính trị, xây dựng, củng cố niềm tin của nhân dân, tạo thuận lợi để đổi mới các mặt khác của đời sống xã hội, đồng thời từng bước đổi mới chính trị. Quá trình phát triển của sự nghiệp đổi mới đã khẳng định sự kết hợp nhuần nhuyễn và bước đi đúng đắn đó. Đến Đại hội X, Đảng đã xác định đổi mới toàn diện, bao gồm đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị theo những nguyên tắc xác định.
Hai là, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Đó là quá trình làm cho hệ thống chính trị hoạt động năng động, có hiệu quả hơn, phù hợp với đường lối đổi mới toàn diện, đồng bộ đất nước. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay là để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức, chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
Ba là, đổi mới hệ thống chính trị một cách toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.
Bốn là, đổi mới mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị với nhau và với xã hội, tạo ra sự vận động cùng chiều theo hướng tác động, thúc đẩy xã hội phát triển; phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
b) Chủ trương, giải pháp xây dựng hệ thống chính trị
Một là, xây dựng Đảng trong hệ thống chính trị..
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển 2011) khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc”.
“Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phân của hệ thống ấy. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Điều đó là cơ sở của sự gắn bó giữa xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị. Để đảm bảo vai trò lãnh đạo, Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức; thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ, trí tuệ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo. Giữ vững truyền thống đoàn kết thống nhất trong Đảng, tăng cường dân chủ, kỷ luật trong hoạt động của Đảng. Thường xuyên tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhan, chủ nghĩa cơ hội, tệ quan liêu, tham nhũng, lãnh phí và hành động chia rẽ, bè phái.
Hai là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
- Tất cả quyền lực của Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhà nước ban hành pháp luật, tổ chức quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
+ Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thựuc hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, tôn trọng lắng nghe ý kiến của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân; có cơ chế biện pháp, kiểm soát ngăn chặn, trừng phạt tệ quan liêu, tham nhũng lãng phí, vô trách nhiệm, lạm quyền, xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân; giữ vững kỷ cương xã hội; nghiêm trị mọi hành động xâm phạm đến lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân.
Tổ chức và hoạt động bộ máy Nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự phân công phân cấp, đồng thời đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương.
Ba là, xây dựng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị.
Các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đại diện và bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; chăm lo lợi ích cho các hội viên, đoàn viên, xây dựng xã hội lành mạnh, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làtổ chức liên minh chính trị, tổ chức chính trị- xã hội và các nhân tố tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Mặt trận Tổ quốcViệt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp thống nhất hành động giữa các thành viên.
Các đoàn thể nhân dân tùy theo tính chất, tôn chỉ và mục đích đã được xác định, giáo dục, vận động các đoàn viên, hội viên chấp hành chính sách, pháp luật, chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, hội viên, giúp họ nâng cao trình độ về mọi mặt, xây dựng cuộc sống mới, tham gia quản lý Nàh nước, quản lý xã hội.
Đảng Cộng sản Việt Nam tôn trọng tính tự chủ, sáng tạo và ủng hộ mọi hoạt động của các tổ chức chính trị, xã hội; lắng nghe ý kiến đóng góp của Mặt trận và các thành viên.