“Chờ đợi mãi, cuối cùng bà Marise Payne cũng lên tiếng”. Ví von chút để vận vào tình cảnh của Việt Tân đang cay cú suốt vài tháng nay. Cay cú vì đã giở đủ võ: hết gửi đề nghị bà Marise Payne – thượng nghị sĩ kiêm ngoại trưởng Australia – tiếp để có cơ hội trình bày, lại đến “tọa kháng” trường kỳ nhiều ngày gây sức ép đòi chính phủ (Australia) “có tiếng nói về trường hợp của ông Khảm (Châu Văn Khảm) ấy và cố gắng đòi tự do cho ông về đoàn tụ với gia đình ở Australia”, vậy mà Việt Tân chỉ nhận được sự im lặng từ phía bà Marise Payne lẫn Chính phủ Australia.
Trong khi đó, chính phủ và nhiều quan chức xứ sở chuột túi lại tỏ ra rất mực vồn vã, nồng nhiệt với chính phủ Việt Nam. Ngày 9/2, tại buổi tiếp Đại sứ Việt Nam Nguyễn Tất Thành chào xã giao, Chủ tịch Hạ viện Australia, ông Andrew Wallace, đã hồ hởi, nhấn mạnh mong muốn thúc đẩy quan hệ toàn diện với Việt Nam, đưa quan hệ đối tác chiến lược giữa hai quốc gia lên tầm cao mới. Còn bà đại sứ Australia xinh gái tại Việt Nam Robyn Mudie, trong cuộc tiếp xúc với cánh truyền thông sở tại cuối tháng 2, đã không hề úp mở khẳng định Australia coi Việt Nam là đối tác về chiến lược, kinh tế và chính trị có vai trò ngày càng quan trọng tại khu vực. Cuối tháng 3 vừa qua, chính phủ Australia còn hào phóng viện trợ cho Việt Nam 13,7 triệu liều vaccine Pfizer và Moderna để giúp nước này triển khai chiến dịch tiêm chủng cho trẻ từ 5-11 tuổi, từ đầu tháng 4…
Đang tận đáy sự chán nản, thì bất ngờ, ngày 5/4 vừa qua, bà Marise Payne lên tiếng về vụ Châu Văn Khảm. Tin khiến Việt Tân cả mừng, hồi hộp, cảm thấy như được đền đáp sau những tháng ngày kiên trì “tọa kháng” đòi tự do cho nhân vật mà họ gọi là “tù nhân lương tâm” quốc tịch Australia gốc Việt này, đang xộ khám tại Việt Nam.
Nhưng hóa ra “tin đâu như sét đánh ngang”. Bà ngoại trưởng Marise Payne đề cập vụ Châu Văn Khảm thật. Có điều, nó đếch phải như Việt Tân kỳ vọng là phải diễn ra trong một buổi tiếp dành riêng cho Việt Tân, mà là trong cuộc họp báo, tổ chức tại Mortdale, New South Wales vào ngày 5/4, trước câu hỏi của một phóng viên Australian Associated Press (APP).
Chưa hết, đây mới là điều khiến Việt Tân cay đắng. Việt Tân muốn bà Marise Payne và chính phủ Australia phê phán Việt Nam vi phạm nhân quyền trong vụ Châu Văn Khảm; đòi Việt Nam phải thả Khảm như trả tự do cho một “nhà hoạt động dân chủ”, một “tù nhân lương tâm”… – nghĩa là khoét sâu vào vấn đề chính trị – để cổ vũ cánh “dân chủ giả cày”; để không chỉ Khảm, mà cả Việt Tân cùng được “vẻ vang”, thì bà Marise Payne không chỉ phớt lờ điều đó, mà còn nhấn mạnh rằng chúng tôi “…phải tôn trọng hệ thống pháp luật Việt Nam, mối quan tâm của chúng tôi là tuổi tác của ông. Ông ấy ở độ tuổi 70, không được khỏe, và chúng tôi đã theo đuổi sự cứu xét thích hợp về hoàn cảnh của ông, để ông được phép trở về Úc…”.
Thế là rõ! Thế nghĩa là bà Marise Payne hiểu rằng, dù Châu Văn Khảm có quốc tịch Australia hay quốc tịch nước Trời chăng nữa, nhưng một khi đã nhập cảnh lén lút vào một quốc gia có chủ quyền, thượng tôn pháp luật như Việt Nam, bằng cửa sau, với giấy tờ giả; lại còn cùng một số phần tử tiến hành các hoạt động chống phá, bị công an bắt quả tang, đã bị tòa án Việt Nam xét xử…, thì…ca này khó rồi, có mà trời cứu. Trường hợp này, đấu lý sao được với chính phủ Việt Nam?
Hy vọng chỉ còn đặt vào mỗi “khổ nhục kế”: kêu ca, nại Khảm tuổi cao sức yếu, bệnh tật đầy mình…, thì may ra được phía Việt Nam mủi lòng khoan hồng? Ngang ngược, ương bướng như Việt Tân, không khéo Châu Văn Khảm thành “ma tù” chứ chẳng chơi!