• Loading...
 
  • Bước tiến khoa học của Việt Nam với công nghệ sơn Nano từ vỏ trấu

    Ngày 27/7/2019 tại Forest City, Malaysia, Tập đoàn Sơn Kova tổ chức thành công Hội thảo quốc tế “Công nghệ sơn Nano KOVA từ vỏ trấu - Công nghệ mang tính đột phá” của PGS.TS. Nguyễn Thị Hoè. Hơn 100 đại biểu đến từ các nước: Singapore, Cambodia, Indonesia, Mỹ, Australia và Việt Nam đã đến tham dự Hội thảo.

  • Công nghệ sạc không dây

    Công nghệ sạc không dây thực thụ đang được phát triển, cho phép nạp đầy pin không cần cắm điện ở khoảng cách 1 mét.

  • Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống tằm sắn tại một số tỉnh miền núi phía Bắc

    Tằm thầu dầu - lá sắn (Eri silkworm) thường gọi là Tằm sắn là loại tằm dại, nó khác với tằm dâu là chỉ ăn duy nhất một loại thức ăn là lá dâu thì tằm sắn có thể ăn được nhiều loại lá khác nhau như lá thầu dầu, lá sắn, lá sơn, lá quế,... nuôi tằm sắn là một nghề khá phổ biến, đã gắn bó với nghề trồng sắn ở các tỉnh miền núi phía Bắc từ nhiều năm nay. Thức ăn nuôi tằm là nguồn lá sắn tận dụng mà không phải mất thêm đất đai và vốn đầu tư để trồng trọt. Đáng kể nhất là việc sử dụng có hiệu quả nguồn lao động gia đình, đặc biệt là những người già, những người bị trở ngại trong lao động, phụ nữ và trẻ em đều có thể tham gia vào công việc nuôi tằm. Tằm sắn dễ nuôi không đòi hỏi kỹ thuật cao, đầu tư nhiều, rất phù hợp với trình độ và điều kiện kinh tế của bà con nông dân miền núi, nhờ vậy mà nghề nuôi tằm sắn đã trở thành một trong những giải pháp xóa đói, giảm nghèo của đồng bào miền núi. Sợi tơ tằm sắn tuy không tốt bằng tơ tằm dâu nhưng có nhiều ưu điểm hơn tơ hóa học về độ đàn hồi hút ẩm, cách nhiệt, cách điện, chịu đựng tác dụng của axit, độ bao hợp cao nên chúng rất có ý nghĩa trong may mặc, trang trí, y học, quốc phòng (Ping Wen-Yeu, 2007).

  • Nghiên cứu chọn giống Keo lai sinh trưởng nhanh bằng chỉ thị phân tử

    Giống Keo lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm (gọi tắt là Keo lai) được ghi nhận là có nhiều đặc điểm ưu việt hơn so với 2 loài bố mẹ như: sinh trưởng nhanh, thích ứng được trên nhiều dạng lập địa và kháng sâu bệnh. Từ năm 1991, các dòng Keo lai tự nhiên đã được phát hiện, nghiên cứu và được phát triển rộng rãi trong sản xuất. Ở nước ta, đến nay có trên 400.000 ha rừng Keo lai đã được trồng và diện tích trồng rừng hàng năm của Keo lai được dự đoán từ 20.000-30.000 ha. Tuy nhiên, cho đến nay mới chỉ có 7 dòng Keo lai tự nhiên đã được phát triển trong sản xuất nên chưa đảm bảo an toàn sinh học trong trồng rừng dòng vô tính vì thế công tác chọn giống Keo lai cần được tiếp tục tiến hành.

  • Sản xuất thông minh – Cơ hội mới cho doanh nghiệp Việt Nam

    Ngày 3/7/2019, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã có buổi trao đổi kinh nghiệm về sản xuất thông minh với Trung tâm Năng suất Đài Loan (Trung Quốc).

  • 16-20 of 55<  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  ...  >