Có thể nói, ở bất cứ xã hội nào nghề dạy học luôn được coi là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo. Do vậy, người thầy phải không ngừng rèn đức luyện tài để hoàn thành trọng trách vẻ vang mà xã hội tin tưởng trao gửi. Trong Bài nói chuyện tại Lớp học Chính trị của giáo viên, tháng 8-1959, Bác dạy: “Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hóa, chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức... Thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ con. Trách nhiệm đó rất là vẻ vang, quan trọng”1.
Tư tưởng Hồ Chí Minh vận dụng vào đổi mới, hội nhập, phát triển đem lại cho Đảng ta những chỉ dẫn vô cùng quý giá, là chân lý bền vững của muôn đời. Những chỉ dẫn đó không chỉ là lý luận mà còn là phương pháp, trước hết là phương pháp luận duy vật biện chứng...
Mối quan hệ mật thiết với nhân dân là truyền thống cực kỳ quý báu, là nền tảng, cội nguồn sức mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn, nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ quân đội phải thường xuyên giữ gìn mối quan hệ quân - dân. Trong tình hình hiện nay, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa quân đội và nhân dân vào xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam là một yêu cầu, nhiệm vụ rất cần thiết.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng nông dân và coi phát triển nông nghiệp là một tất yếu khách quan, là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp khác. Người đã từng nói: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”, đồng thời khẳng định: “Phải phát triển nông nghiệp một cách toàn diện”.