Ngay từ thời dựng Đảng, năm 1927, mở đầu cuốn “Đường Kách mệnh”, một cuốn sách “vỡ lòng cách mạng”, Bác Hồ đã đặt lên hàng đầu vấn đề “Tư cách một người cách mạng”. Trong đó, Bác nhấn mạnh phải cần, kiệm, nói thì phải làm, phải biết hy sinh, ít lòng tham muốn về vật chất. Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 17-9-1945, trong “Thư gửi các đồng chí tỉnh nhà” Bác viết: “Cán bộ ta nhiều người “cúc cung tận tụy”, hết sức trung thành với nhiệm vụ, với Chính phủ, với quốc dân. Nhưng cũng có người hủ hóa, lên mặt làm quan cách mạng, hoặc là độc hành, độc đoán, hoặc là dĩ công dinh tư…” (lấy của chung làm của riêng).
Nghiên cứu phong cách Hồ Chí Minh là nghiên cứu theo nghĩa rộng của khái niệm phong cách. Phong cách Hồ Chí Minh không chỉ được thể hiện qua các tác phẩm văn, thơ của Người. Mà phong cách Hồ Chí Minh là sự tổng hợp của phong cách tư duy, phong cách diễn đạt, phong cách sinh hoạt, phong cách làm việc, phong cách ứng xử. Khi nghiên cứu các đặc trưng của phong cách tư duy Hồ Chí Minh, chúng ta có thể khái quát ở một số nội dung cơ bản sau:
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh kết tinh và chứa đựng cả những giá trị của truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, là những chỉ dẫn hết sức quý báu cho việc xây dựng nền tảng tinh thần của dân tộc.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cán bộ phải học tập, rèn luyện để không ngừng nâng cao trình độ lý luận. Để nâng cao trình độ lý luận thì mỗi cán bộ phải có thái độ học tập lý luận cho đúng mà trước hết là nêu cao tinh thần khiêm tốn, thật thà. Người đã dạy: “Phải tự nguyện, tự giác, xem công tác học tập cũng là một nhiệm vụ mà người cán bộ cách mạng phải hoàn thành cho được, do đó mà tích cực, tự động hoàn thành kế hoạch học tập, nêu cao tinh thần chịu khó, cố gắng, không lùi bước trước bất kỳ khó khăn nào trong học tập”(9). Là người cán bộ, cần học tập để nâng cao lý luận, tránh thuộc lòng hay mô tả lý luận mà phải khái quát, tìm ra quy luật của vấn đề, làm phong phú lý luận bằng những kết luận mới rút ra từ thực tiễn.
Hồ Chí Minh đến với trí thức từ sớm, từ việc tiếp xúc với Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, đến với những thanh niên tiểu tư sản trong Tâm Tâm xã, và chính Người đã sáng lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, mà thành phần chủ yếu là trí thức và sinh viên.