Tự học và học tập suốt đời là luận điểm quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự học có vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những nhân tố quyết định tạo nên trí tuệ. Bằng tấm gương tự học và học tập suốt đời, Bác Hồ đã để lại nhiều bài học và những kinh nghiệm quý báu cho các thế hệ noi theo.
Phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh là tổng hòa các phương pháp, biện pháp, cách thức thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo cách mạng của Người. Phong cách đó được quy định bởi vị trí, vai trò, uy tín, vốn sống, điều kiện chính trị; phản ánh các phẩm chất cốt lõi về tư tưởng, đạo đức, tình cảm, tri thức, ý chí, tính cách… và gắn liền với thực tiễn hoạt động cách mạng của Bác. Phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh vừa thấm nhuần sâu sắc chủ nghĩa Mác - Lê-nin, vừa mang đậm bản sắc văn hóa, tâm hồn, cốt cách con người Việt Nam, tạo nên nhiều nét độc đáo, đặc sắc, phong phú; trong đó, tập trung chủ yếu ở những nội dung sau:
Trong kho tàng di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tư tưởng của Người về khoa học và kỹ thuật là khá đậm nét và có giá trị lâu dài, nhất là trong điều kiện đất nước tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền của Đảng nói riêng là người trực tiếp tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Do đó, theo Hồ Chí Minh yêu cầu trước hết phải xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên truyền có phẩm chất đạo đức cách mạng, có trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, thạo kỹ năng, thạo tuyên truyền, thạo nói, thạo viết...
Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài và vô cùng kính yêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, “Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa kiệt xuất”, Người cũng là một nhà tư tưởng lớn của thế kỷ XX. Hồ Chủ tịch là hiện thân cao đẹp của đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.