Ngay từ những ngày đào tạo, bồi dưỡng các hạt giống cán bộ đầu tiên, Bác Hồ đã sớm nhận ra những biểu hiện, tính nguy hại của bệnh “kiêu ngạo cộng sản”. Nhận diện và đấu tranh phòng, chống bệnh “kiêu ngạo cộng sản” cũng là vấn đề rất cần thiết hiện nay.
Hồ Chí Minh “Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn” đã từng là thầy giáo, thầy Nguyễn Tất Thành ở trường Dục Thanh (1910), thầy Vương ở lớp huấn luyện cán bộ ở Quảng Châu (1925 - 1927) do Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tổ chức, ở nhiều lớp huấn luyện cách mạng khác trong và ngoài nước.
Quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 18/6/1997 và Kết luận số 37-KL/TW ngày 02/02/2009 của Ban Chấp hành Trung ương về thực hiện “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2020” cho thấy đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở nước ta đã có những bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đông nhưng chưa mạnh, cơ cấu chưa hợp lý, một bộ phận có biểu hiện thóai hóa, biến chất, tham nhũng… gây bức xúc trong nhân dân. Bài viết nêu lên thực trạng công tác cán bộ và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh và Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII.
Phong cách lãnh đạo của người đứng đầu theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh cho rằng, người cán bộ cách mạng trước hết phải có đạo đức cách mạng, bởi vì đạo đức là gốc của người cách mạng. Người khẳng định: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”2; và “Mọi việc thành hay là bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng, hay là không”3.