• Loading...
 
Chia sẻ
Câu chuyện của gió
Ngày xuất bản: 06/03/2017 3:52:00 CH
Lượt xem: 1692

Tôi vẫn còn nhớ như in cái bức vẽ trên facebook hình ảnh vẽ cách điệu dải đất hình chữ S cong cong thành hình 1 con rồng mạnh mẽ với những cái chân, cái móng nhọn sắc vàng óng đang nắm giữ 2 viên ngọc là 2 quần đảo lớn nhất nước ta Hoàng Sa, Trường Sa.

1.     Gió và tuổi thơ:

Tôi là đứa con của miền biển Ninh Thuận, biển bao la và tôi nhỏ bé. Thương lắm vị mặn, thương lắm những ân tình mà biển trao tặng cho những người dân quê tôi sống nhờ biển. Biển ngày xưa trong tôi là dạt dào những rừng dương cao vi vút. Từng gốc dương cằn cỗi, rễ dương cong uốn éo rồi đâm sâu vào lòng cát mặn. Thế mà dương vẫn xanh tươi. Còn cát thì trắng mịn. Gió thổi qua, cuốn cát bay lên, cay xè mắt. Thế mà tôi vẫn thấy những ngư dân rám nắng miệt mài kéo từng mẻ lưới. Từng con cá con tôm óng ánh xuất hiện dưới ánh mặt trời nóng rang. Tuổi thơ tôi may mắn hơn những em bé đi nhặt bịch nilong, lon nước ngọt, vỏ chai nhựa… trong khi mẹ chúng ở nhà đan lưới, cha chúng thì ở xa lắm, đâu đó ngoài kia…

2.     Gió lớn:

Tôi chuyển vào thị thành theo gia đình. Tôi bỏ lại người bạn ấu thơ của mình là biển. Rồi tôi vô tâm quên mất vị mặn nồng. Gió ở nơi này khác với gió biển nhiều lắm vì gió biển có cả vị lẫn sắc. Khắc sâu và ấn tượng đến mức chỉ cần một lần thưởng thức qua thì ta sẽ ghi nhớ mãi mãi. Giờ đây mọi thứ chỉ là kỉ niệm, nhưng dường như luôn có một ngọn lửa le lóm trong tôi chỉ cần một ngọn gió thổi tới là lại cháy bùn lên.

Năm ấy tôi vừa thi xong đại học. Cậu bạn thân qua rủ tôi đi biển. Sáng tinh sương, lạnh đến rùng mình, ngồi đằng sau chiếc xe đạp tôi chỉ thấy tấm lưng dài của cậu ấy. Đoạn đường khá dài, chúng tôi như chạy đua với ánh mặt trời đang dần xuất hiện. Rồi tai tôi nghe thấy cái âm thanh ấy, cái âm thanh khiến trái tim trong lồng ngực mình tự nhiên hồi hộp đập nhốn nhào. Tiếng gió, tiếng sóng vỗ đều đều vào bờ cát. Rồi tất cả ùa về, đột ngột, bất ngờ, khiến tôi đứng bật dậy.

3.     Biển xưa và nay, biển vẫn vậy:

Đâu rồi rừng dương của tôi, đâu rồi cảnh kéo chài trên bãi biển, đâu rồi những đứa bé da đen ? Khung cảnh của bãi biển giờ đây là những khu du lịch nghỉ dưỡng đua nhau mọc lên như nấm. Bãi tắm ngày xưa dài đến tận ngọn hải đăng màu trắng thế mà giờ lại bị chặn lại bởi những hàng rào nhân tạo dây thép gai. Đường vào bãi tắm thì đầy ấp những quán ăn uống, gửi xe…

Mọi thứ thay đổi rồi sao? Không! Biển của tôi vẫn vậy, vẫn muôn đời xanh biếc vẫn vỗ về bờ cát trắng tinh. Bước chân trần tôi thả bộ cùng cậu bạn thân dọc theo bờ biển. Nước biển mát lạnh. Gió biển mặn thổi bung làn tóc tôi rối bời. Tự nhiên tôi thấy lưu luyến phút giây ấy. Bởi vì… tôi sắp xa biển rồi.

4.     Cao nguyên nhớ biển:

Vào đại học, tôi lên miền cao nguyên thơ mộng theo đuổi ước mơ của mình để lại miền biển quê tôi những điều còn dang dở. Có lẽ tôi đã mất biển rồi, bỏ lỡ cả 1 thời áo trắng. Trong khi tôi phiêu du trên những ngọn đồi thông xanh ẩm ướt bao phủ bởi lớp sương dày thì tôi nghe nhiều "bão giông" từ biển đảo Tổ quốc. Có thật nhiều luồn thông tin. Tôi thật sự bị thu hút vì tôi có những người thân gánh gòng trên biển, tôi có những người bạn đi nghĩa vụ quân sự trên những hòn đảo ở ngoài khơi xa, tôi còn có một chàng thủy thủ lái tàu đã lâu rồi chưa gặp lại. Tôi bắt đầu tìm kiếm thông tin trên những trang wed, những bài báo, tin tức nóng hổi ngoài khơi. Và có lẽ chính nhờ điều này mà tôi đã nhận ra quê hương Tổ quốc Việt Nam mình tươi đẹp và hùng cường lắm lắm.

5.     Ngọc trong ngọc:

Việt Nam được mệnh danh là hòn ngọc của biển Đông, bởi trên dọc dải đất hình chữ S là trải dài 3260 km đường bờ biển. Không chỉ có vậy, mà nước ta còn có hơn 4.000 hòn đảo lớn nhỏ nằm rải rác trên biển Đông trong đó có 2 quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa. Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa số dân sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển.

Điều đó cho thấy biển có một vị trí cực kỳ quan trọng cả về kinh tế lẫn chính trị. Vì vậy, lịch sử phát triển của đất nước ta luôn gắn chặt với việc bảo vệ các vùng biển và hải đảo thuộc chủ quyền của đất nước.

Tôi vẫn còn nhớ như in cái bức vẽ trên facebook hình ảnh vẽ cách điệu dải đất hình chữ S cong cong thành hình 1 con rồng mạnh mẽ với những cái chân, cái móng nhọn sắc vàng óng đang nắm giữ 2 viên ngọc là 2 quần đảo lớn nhất nước ta Hoàng Sa, Trường Sa.

Bác Hồ từng nói “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.” Lời Bác căn dặn như mới ngày hôm qua nhưng đã có quá nhiều sự thay đổi trong ngần ấy thập kỷ. Thế giới thay đổi, Việt Nam cũng phải đổi thay.

Tin tưởng rằng mọi người con Việt Nam luôn sẵn sàng hi sinh sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc.  Nếu mọi người dân mọi tầng lớp đều tin tưởng, đều ủng hộ, đều nhất quán, đều cùng chung chí hướng với lập trường vững vàng và kĩ lưỡng của Đảng và nhà nước thì sẽ không có 1 quốc gia nào, kẻ thù nào có thể hủy bỏ, tập tan cái lịch sử chứng minh sự toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta.

6.     Chuyện tình Biển Đảo:

“Nơi anh đến là biển xa, nơi anh tới ngoài đảo xa

Từ mảnh đất quê ta giữa đại dương mang tình thương quê nhà

Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa

Ngàn bão tố phong ba đã vượt qua vượt qua

Lướt sóng con tầu mang tín hiệu trong đất liền

Mắt em nhìn theo con tầu đi xa mãi

Giữa nơi biển khơi đang nở rộ ngàn bông hoa san hô

Cánh hoa đỏ thắm bao hy vọng anh gửi về tặng em

Ơi ánh mắt em yêu như­ trời xanh như­ biển xanh trong nắng mới

Nhớ cả dáng hình em mùa gặt nặng đôi vai

Sóng ru mối tình đời thủy thủ càng thêm vui

Đây con tầu xa khơi, đây con tầu xa khơi”

Lời bài ca thiết tha vang lên giữa 1 buổi chiều yên ắng, tôi với căn phòng trọ giữa thành phố ngàn hoa. Bàn phím gõ đều đều từng con chữ xuất hiện trên fond nền trắng của trang word. Bên ngoài trời đang mưa, đúng hơn là một cơn bão.

Tự nhiên tôi thấy lo cho những con người làng chài, thấy lo cho những chiến sĩ mà tôi chỉ biết đến sự tồn tại của các anh qua những mẩu chuyện, những bài tin tức mà chưa một lần gặp mặt hay biết đến tên. Chắc giờ này ở ngoài đó cũng đang mưa. Chắc biển bây giờ sóng to lắm, biển hung dữ lắm phải không anh?

Tôi ước một lần được đến nơi anh canh gác, được nhìn thấy bóng anh dưới ánh mặt trời, có biển có gió, có từng giọt mồ hôi ướt đẫm chiếc áo thủy thủ hải quân. Tôi sẽ được nghe anh kể về những người bạn của mình, về gia đình, và về cả người con gái anh yêu mến. Tôi như cuốn theo những suy nghĩ mông lung, tôi như thấy được nụ cười của các anh, tôi như thấy được lá cờ đỏ sao vàng bay phất phới trên mặt biển xanh biếc tự hào.

7.     Lời hứa sẽ quay trở về:

Nếu ai hỏi tôi “Đâu là điểm dừng chân của cuộc đời bạn?” thì tôi sẽ không lưỡng lự mà trả lời rằng “Rồi một ngày nào đó, khi tôi thật sự vững vàng tôi sẽ trở về miền biển quê tôi vì quê tôi còn nghèo lắm”.

Và tôi thật sự nợ nơi đây một món nợ ân tình.

Nếu bạn đến quê tôi vào một ngày nắng đẹp bạn sẽ thấy biển xanh biếc đến thế nào. Tôi sẽ dắt bạn đến bãi tắm Ninh Chữ tuyệt với, tôi sẽ chỉ cho bạn thấy vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ mà tạo hóa đã vẽ nên tại vùng vịnh Vĩnh Hy. Tôi sẽ cùng bạn đi nhặt những ngọn san hô đủ màu sắc, những vỏ óc vỏ sò.Tôi sẽ cho bạn thưởng thức hải sản tươi ngon vừa mới đánh bắt về. Nếu may mắn khi bạn đến quê tôi đúng dịp lễ hội Ngư Ông của những người dân làng chài thì chắt chắn các bạn sẽ thấy rất thú vị. Bạn và tôi sẽ rong rủi trên những chiếc thuyền thúng để tập làm ngư dân, hay đi theo những chiếc ghe đánh cá ra xa tít ngoài khơi để thưởng thức cảnh biển đêm cùng vầng trăng bạc.

Và biết đâu vào một ngày không xa khi tôi trở về vùng biển ấy tôi sẽ gặp lại những con người thân thuộc năm xưa, tôi sẽ giới thiệu bạn với họ và bạn sẽ giống tôi thôi, mong nhớ khi trở về, lưu luyến khi đi xa.

“Tự nhiên tôi nhớ…

Ôi bao la, biển quê tôi xanh lạ

Mặn chát lưng còng, hạt muối trắng trong đêm

Ánh đèn pha, những mái nhà trên biển

Sóng thủy triều, bãi rạng đá san hô.

Tự nhiên tôi nhớ…

Nhớ lời hứa tôi dặng lòng phải nhớ

Dù bao xa vẫn nhớ đến quê nhà

Nơi cất giữ, mênh mang bao niềm nhớ

Nhớ quá một chúm tròn trên địa quốc quê hương.”

Theo TNV

Tin khác

  • Hiệu quả công tác tuyên truyền "Chiến lược biển Việt Nam"
  • Yên Bái: Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” tỉnh Yên Bái.
  • Tài liệu tuyên truyền về Biển Đảo Việt Nam
  • Câu hỏi 8: Việc Trung Quốc tiếp tục hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương – 981 vào sâu trong vùng biển của Việt Nam sẽ tác động như thế nào đến quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt là quan hệ chính trị, kinh tế, thương mại?
  • Câu hỏi 7: Việt Nam có quyết định khởi kiện Trung Quốc không? Nếu có thì khi nào và theo cơ chế nào?
  • Câu hỏi 6: Trung Quốc cho rằng Chính phủ Việt Nam đã dung túng để người dân kỳ thị, chống Trung Quốc, rằng tình hình hiện nay giống như việc “bài Hoa” năm 1978?
  • Câu hỏi 5: Đề nghị cho biết chủ trương, giải pháp của Đảng, Nhà nước ta trong việc đấu tranh với Trung Quốc trong thời gian tới.
  • Câu hỏi 4: Đề nghị cho biết phản ứng của các nước đối với hành vi hạ đặt giàn khoan Hải Dương – 981 của Trung Quốc và trước những diễn biến căng thẳng ở Biển Đông hiện nay?
  • Câu hỏi 3: Đề nghị cho biết các biện pháp đấu tranh của ta và quan điểm, thái độ của Trung Quốc.
  • Câu hỏi 2: Xin cho biết ý đồ, mục đích của Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương – 981 vào thời điểm hiện nay? Việt Nam có bị động trước những ý đồ đó của Trung Quốc?
  • 1-10 of 28<  1  2  3  >