• Loading...
 
Chia sẻ
Mỗi ngư dân là một chiến sĩ
Ngày xuất bản: 06/03/2017 3:43:00 CH
Lượt xem: 1456

Ắt hẳn ai trong chúng ta đều biết về lá cờ dân tộc với hình ảnh ngôi sao vàng hoà trong nền đỏ được treo trong những ngày lễ, tết. Nhưng nó đặc biệt, pha lẫn niềm tự hào khi tung bay giữa biển đông góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Nhưng để tung bay giữa biển trời bao là thì phải kể đến công lao của những ngư dân một lòng hướng về đất mẹ anh hùng. Chúng ta không khỏi chạnh lòng về những con người chân chất, bám biển mưu sinh và âm thầm làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền thiêng liêng, sự hiện diện của ngư dân trên biển đơn thuần là để mưu sinh nhưng bên cạnh đó, còn là hành động khẳng định chủ quyền của dân tộc. Với họ biển cả là quê hương. Trước khi thu chiến lợi phẩm thì điều đầu tiên cần phải thực hiện là giương cao lá cờ Tổ quốc trước boong tàu và thậm chí là dưới biển nơi đang chuẩn bị thả lưới để đánh bắt, tôi có thoáng bỡ ngỡ khi xem hành động này, tại sao làm như vậy, làm vậy có ý nghĩa gì? Mục đích gì? Chợt hiểu ra ngọn cờ tung bay giữa trùng khơi khẳng định đây là lãnh hải của Việt Nam, là chủ quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm và người Việt Nam luôn có mặt trên khắp các ngư trường, vùng biển thuộc chủ quyền, dù ngày hay đêm họ vẫn ra sức bảo vệ vùng trời, vùng biển, dù làm gì vẫn nghĩ đến Tổ quốc, tinh thần yêu nước ngàn đời nay vẫn đẹp, thán phục đến làm sao. Một việc nhỏ nhưng ý nghĩa thật lớn lao, có dân tộc nào trên thế giới làm công việc ấy không. Lênh đênh dài ngày ở cái nơi mênh mông bao la, nhiều điều nguy hiểm đang rình dập nhưng họ vẫn hướng về Tổ quốc, thật tự hào khi tôi mang trong người dòng máu đỏ, da vàng như tượng trưng hình ảnh lá cờ dân tộc.

Thời gian qua, nhiều thông tin về sự phức tạp trên Biển Đông, việc các ngư dân bị đe doạ trên biển là điều khó mà tránh khỏi và kết quả ngư dân đã phải chịu nhiều tổn thất về tài sản nhưng tinh thần của họ vẫn kiên định. Mặc dù, bị tàu nước ngoài gây cản trở hoạt động đánh bắt hải sản trên ngư trường của ta là Hoàng Sa, Trường Sa, thậm chí còn bị tấn công tàu cá của ngư dân, nhưng điều đó cũng không làm nao lòng các ngư dân yêu nước, yêu biển đảo quê hương, họ nhận thức được cần phải góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo, là nhiệm vụ cao cả mà mỗi ngư dân ý thức và xác định, họ mạnh thì chủ quyền biển càng vững, đây là nét đẹp văn hoá Việt từ thuở xưa đến nay, giữa trùng dương mênh mông, đối mặt với bao nguy hiểm không thể lường trước nên  mỗi ngư dân trước hết phải tự mình bảo vệ mình, đoàn kết lại với nhau, bằng cách kết hợp lại thành tổ, đội đoàn kết đánh bắt, giúp đỡ nhau trong quá trình khai thác, chi viện nhau, thường xuyên giữ liên lạc trên biển nhằm ứng phó kịp thời những tình huống xấu có thể xảy ra, đây cũng là điều kiện tốt để các ngư dân an tâm mà sản xuất, điều quan trọng ở đây là đã tạo nên một khối sức mạnh to lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ của công dân bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới.

Hiểu sao hết những vất vả mà họ trải qua giữa những trận cuồng phong của biển cả, hiểu sao thấu sự âm thầm giương cao ngọn cờ Tổ quốc nhằm khẳng định đây là biển Việt Nam. Hạnh phúc biết bao khi đứng trước biển nhìn những đoàn tàu vững chãi lướt sóng tiến ra các ngư trường lớn của Việt Nam. Chinh phục ngư trường lớn trên vùng biển, đảo giàu tài nguyên của Tổ quốc luôn là khát vọng, ước mơ của ngư dân, nhưng hành trình ấy có biết bao hiểm nguy, phong ba, bão táp mà họ phải đối mặt, vượt qua. Chính vì vậy, các cấp, các ngành cần phải có sự hỗ trợ về vật chất, tinh thần, sát cánh cùng với “chiến sĩ ngư dân” vững niềm tin, bám, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Tôi sinh ra từ một huyện đảo xa xôi, cách trở với đất liền, nên phần nào cảm nhận được nỗi cơ cực của ngư dân vùng biển, hiểu được những con tàu phải oằn mình trong cơn thịnh nộ của biển, để rồi thẫn thờ nhìn xác thân tàu nổi lềnh bềnh trên biển, xót xa vô hạn. Nhưng rồi họ vẫn đứng lên, đóng mới những con tàu để tiếp tục vươn ra khơi xa làm nhiệm vụ giữ vững chủ quyền của Tổ quốc. Trong họ ý thức rất rõ nhiệm vụ thiêng liêng mà họ đang làm với mong ước câu hát “ôi biển Việt Nam, ơi sóng Việt Nam, qua bao nhiêu thăng trầm mà chiều nay vẫn diệu dàng” mãi vang lên. Yêu lắm những “chiến sĩ ngư dân”.

Theo TNV

Tin khác

  • Hiệu quả công tác tuyên truyền "Chiến lược biển Việt Nam"
  • Yên Bái: Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” tỉnh Yên Bái.
  • Tài liệu tuyên truyền về Biển Đảo Việt Nam
  • Câu hỏi 8: Việc Trung Quốc tiếp tục hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương – 981 vào sâu trong vùng biển của Việt Nam sẽ tác động như thế nào đến quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt là quan hệ chính trị, kinh tế, thương mại?
  • Câu hỏi 7: Việt Nam có quyết định khởi kiện Trung Quốc không? Nếu có thì khi nào và theo cơ chế nào?
  • Câu hỏi 6: Trung Quốc cho rằng Chính phủ Việt Nam đã dung túng để người dân kỳ thị, chống Trung Quốc, rằng tình hình hiện nay giống như việc “bài Hoa” năm 1978?
  • Câu hỏi 5: Đề nghị cho biết chủ trương, giải pháp của Đảng, Nhà nước ta trong việc đấu tranh với Trung Quốc trong thời gian tới.
  • Câu hỏi 4: Đề nghị cho biết phản ứng của các nước đối với hành vi hạ đặt giàn khoan Hải Dương – 981 của Trung Quốc và trước những diễn biến căng thẳng ở Biển Đông hiện nay?
  • Câu hỏi 3: Đề nghị cho biết các biện pháp đấu tranh của ta và quan điểm, thái độ của Trung Quốc.
  • Câu hỏi 2: Xin cho biết ý đồ, mục đích của Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương – 981 vào thời điểm hiện nay? Việt Nam có bị động trước những ý đồ đó của Trung Quốc?
  • 1-10 of 28<  1  2  3  >